Trong bài viết Chương trình đào tạo SEO cơ bản (Phần 1) tôi đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về SEO,

Bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin vô cùng quan trọng mà bất cứ ai muốn làm SEO đều cần phải biết, cùng tôi củng cố lại một số kiến thức cơ bản nhé!

Ở bài viết trước tôi có nói tới khái niệm từ khóa chính và từ khóa phụ, chắc hẳn bạn còn nhớ 2 kiến thức này

Và lời khuyên là bạn nên bắt đầu với những từ khóa phụ trước bởi mức độ cạnh tranh thấp hơn và dễ lên top hơn những từ khóa chính

Tuy nhiên tổng kết lại những vấn đề quan trọng của bài trước, tôi có thêm một bí mật dành cho bạn

Đó là tỷ lệ chuyển đổi.

Tỷ lệ chuyển đổi khi làm SEO

Tỷ lệ chuyển đổi cho biết tỷ lệ số lượng khách hàng mua hàng thực tế trên số lượng người click vào xem thông tin website của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi càng cao chứng tỏ số lượng người mua hàng thực tế của bạn càng nhiều

Và bí mật ở đây là

Tỷ lệ chuyển đổi của các từ khóa phụ thường cao hơn tỷ lệ chuyển đổi từ các từ khóa chính.

Tại sao lại như vậy?

Từ khóa phụ thường dài hơn từ khóa chính, thông tin ở từ khóa phụ thường chi tiết hơn từ khó chính, chứng tỏ nhu cầu mua hàng thực sự của khách hàng cao hơn nhu cầu tìm hiểu thông tin.

Ví dụ tôi ở Hải Phòng quan tâm dịch vụ sửa điều hòa.

Nếu chưa có nhu cầu sửa, chỉ xem thông tin, có thể tôi sẽ tìm theo từ khóa “Sửa điều hòa”

Nhưng nếu tôi thực sự có nhu cầu sửa điều hòa cho gia đình, tôi sẽ không tìm như vậy bởi khi search “sửa điều hòa” có rất nhiều công ty ở tỉnh thành khác sẽ khiến cho việc tìm kiếm của tôi trở nên khó khăn hơn, tôi thì không thể mang điều hòa của mình sang tận tỉnh thành khác để sửa được,

Vì vậy tôi sẽ tìm kiếm “Sửa điều hòa tại Hải Phòng” và đôi khi còn chi tiết hơn: “Sửa điều hòa tại quận Lê Chân”

Xét về phương diện từ khóa, rõ ràng “Sửa điều hòa tại Hải Phòng” và “Sửa điều hòa tại quận Lê Chân” chỉ là từ khóa phụ, SEO khó hơn từ khóa chính, tuy nhiên đó lại chính xác là những gì khách hàng đang tìm kiếm

Vì vậy một lần nữa khẳng định, bắt đầu SEO tập trung và chăm chỉ từ những từ khóa phụ, chắc chắn sẽ có hiệu quả.

Ok, khởi động một chút với bài cũ, bây giờ cùng tôi vào bài giảng chính ngày hôm nay bạn nhé!

Chúng ta tiếp tục phân tích các khía cạnh của từ khóa nhé!

Làm sao để biết mức độ cạnh tranh của 1 từ khóa?

Tìm được TỪ KHÓA VÀNG chính là phương pháp giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà hiệu quả lại rất cao

1. Công thức của từ khóa vàng là gì?

TỪ KHÓA VÀNG = Từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhưng ít đối thủ cạnh tranh.

Càng tìm được nhiều từ khóa vàng bạn càng chiếm ưu thế

Vậy làm thế nào để biết đối thủ cạnh tranh của chúng ta nhiều hay ít?

Hãy làm theo công thức sau:

Vào Google gõ theo cú pháp: Allintitle:“Từ khóa”

Kết quả trả lại là 1 số N nào đó

  • Nếu N rất lớn è Từ khóa này có độ cạnh tranh cao, đây được coi là từ khóa khó
  • Nếu N nhỏ (Từ vài trăm, vài ngàn đến vài chục ngàn) è Từ khóa này có độ cạnh tranh vừa phải đến thấp

Ý nghĩa của con số allintitle là số lượng trang web chứa từ khóa bạn tìm xuất hiện ở tiêu đề, con số này càng nhiều chứng tỏ càng có nhiều đối thủ của bạn đang SEO từ khóa này dẫn đến độ cạnh tranh cao.

Hãy kiên nhẫn tìm kiếm thật nhiều từ khóa vàng và lên TOP hàng ngàn bài viết bạn nhé!

Chương trình quan trọng của ngày hôm nay

SEO được chia làm 2 trường phái chính là ONPAGE và OFFPAGE

Seo onpage và seo Off Page

Trong đó SEO ONPAGE tôi đánh giá về mức độ quan trọng khoảng 80%

SEO OFFPAGE vẫn có ý nghĩa tuy nhiên mức độ quan trọng chỉ chiếm khoảng 20% (Chủ yếu là xây dựng hệ thống backlink)

Vì ý nghĩa và mức độ quan trọng của trường pháp SEO ONPAGE nên tôi sẽ tập trung vào chủ đề này trong bài viết.

2. TỐI ƯU SEO ONPAGE

SEO ONPAGE là các kỹ thuật ta tác động vào rất nhiều thành phần trong trang web của mình.

Tối ưu SEO onpage

Nếu ta có 1000 URL thì ta phải tác động vào các thành phần trên cả 1000 URL đó.

Vậy tối ưu SEO ONPAGE là tác động vào những yếu tố nào?

Có thể kể tới như:

  • Tittle (Tiêu đề của trang web)
  • Description
  • Nội dung bài viết
  • B, I , U
  • Heading
  • Hình ảnh
  • Internal link
  • Tốc độ load trang
  • Sitemap
  • Chuẩn hóa URL
  • Robots.txt
  • www to nonwww
  • Nofollow
  • ……

Trong khuôn khổ bài viết tôi sẽ chia sẻ đến bạn những yếu tố chính mà bạn cần tối ưu để có được trang web chuẩn SEO, cùng tôi nghiên cứu từng yếu tố này nhé!

2.1. Tối ưu tittle (Tiêu đề trang web)

Tối ưu tittle trong seo

Tiêu đề trang web được hiển thị trên cùng của 1 kết quả tìm kiếm trên Google,

Trong trang web thì tiêu đề xuất hiện trên thanh tiêu đề.

M ột tiêu đề trang web chuẩn cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Tiêu đề phải chứa từ khóa cần SEO

Ví dụ bạn đang muốn từ khóa “Sửa điều hòa” lên top Google thì trong tittle của bạn phải chứa từ khóa này, bạn có thể đặt tiều đề là:

            + Sửa điều hòa chuyên nghiệp

            + Sửa điều hòa giá rẻ

            + …..

b.  Độ dài tiêu đề < 70 ký tự ( 65 ký tự là đẹp nhất)

Đối với yếu tố số lượng từ khóa của tiêu đề, tại sao 1 tiêu đề tối đa chỉ nên có 70 ký tự?

Bạn có thể thấy, với những tiêu đề có độ dài quá 70 ký tự, Google sẽ không hiển thị hết mà sẽ để ở dạng dấu 3 chấm, như vậy khách hàng sẽ không đọc hết được tiêu đề của bạn.

c. Mỗi trang web phải có 1 tiêu đề duy nhất.

d. Ưu tiên từ khóa xuất hiện từ trái qua phải

e. Từ khóa lặp lại không quá 2 lần

Từ khóa lặp lại là từ khóa xuất hiện từ 2 lần trở lên trong tiêu đề.

Ví dụ: Gỗ ván sàn, phân phối gỗ ván sàn nhập khẩu uy tín…..

Từ khóa trong tiêu đề có thể được lặp lại nhưng đừng lặp lại quá nhiều lần bạn nhé

f. Tiêu đề phải GIÀU từ khóa

Tôi có 1 ví dụ dành cho bạn, lấy từ trang web của 1 khách hàng của tôi, hãy xem ví dụ và trả lời câu hỏi nhé!

Giữa 2 tiêu đề dưới đây, tiêu đề nào tốt hơn?

Tiêu đề 1: “Thiết kế khách sạn 3 sao – shac.vn” (Tiêu đề này có 34 ký tự)

Tiêu đề 2: “Tiêu chuẩn thiết kế khách sạn 3 sao mới nhất 2019 – TCVN 4391:2015” (Tiêu đề này có 66 ký tự)

Câu trả lời là….

Tiêu đề 2 tốt hơn.

Tại sao?

Đó chính là vì yếu tố GIÀU TỪ KHÓA mà tôi vừa nhắc tới ở trên.

Vì sao lại giàu?

Yếu tố Giàu của tiêu đề trên nằm ở chỗ, trang web chứa tiêu đề đó sẽ lên top google ngay cả khi người dùng tìm kiếm không chính xác tuyệt đối.

Nói cách khách, người dùng có thể tìm kiếm “Tiêu chuẩn khách sạn 3 sao” hoặc “ Tiêu chuẩn khách sạn 3 sao 2019” hay “Thiết kế khách sạn 3 sao” v.v…. thì trang web này đều lên TOP.

Có thể nói, tiêu đề 2 hoàn hảo hơn tiêu đề 1 rất nhiều bởi nó có khả năng lên top với rất nhiều từ khóa khác nhau.

Chú ý: Tiêu đề của bài viết nên ngắn gọn nhưng tiêu đề của trang web thì cần giàu từ khóa bạn nhé!

2.2. Tối ưu mô tả ( Descreption)

  1. Độ dài: Nên là 155 ký tự và
  2. Chứa từ khóa cần SEO
  3. Mô tả một cách vắn tắt, ngắn gọn về nội dung của trang web đó
  4. Không spam từ khóa, chỉ nên lặp lại từ khóa tối đa 2 lần
  5. Duy nhất, không được trùng lặp

Vị trí xuất hiện của Description: Bên dưới tiêu đề của trang web khi search Google

Đối với mô tả bạn cần viết thật tự nhiên, dẫn dắt khách hàng click vào trang web của bạn

Mặc dù từ khóa cần xuất hiện ở đây tuy nhiên bạn không nên thêm quá nhiều từ khóa, khi đó phần giới thiệu sẽ bị cứng nhắc, không tự nhiên và khiến cho khách hàng không hiểu được giá trị mà bạn mang đến trong bài viết.

Mô tả hấp dẫn là một trong những yếu tố giúp tỷ lệ CTR tăng cao

2.3. Tối ưu nội dung bài viết

  1. Nội dung bài viết phải có 1000 từ trở lên
  2. Chứa từ khóa, từ khóa mở rộng
  3. Mật độ từ khóa từ 2 -3%, quá nhiều sẽ thành spam
  4. Nội dung phải chứa hình ảnh, video
  5. Không coppy từ những bài viết khác, nội dung bài viết phải là duy nhất.
  6. Có chứa liên kết nội bộ

2.4. Tối ưu các yếu tố nhấn mạnh

Bạn phải nhấn mạnh một số yếu tố từ khóa bằng các thuộc tính đậm, nghiêng, gạch chân

2.5.  Tối ưu heading

Tối ưu heading trong SEO

Heading giống như đề mục trong các cuốn sách

Heading có 6 loại từ H1 đến H6, trong đó:

H1: Quan trọng nhất

……

H6: Ít quan trọng nhất

Vậy thì trong 1 bài viết cần có những heading nào? Vị trí của nó ở đâu?

  • H1: Chỉ cần 1 H1, thường là tiêu đề bài viết và phải chứa từ khóa cần SEO
  • H2: Cần > 2 H2 trở lên
  • H3: Cần > 2 H3 trở lên

H4, H5, H6: Có thể có hoặc không, nếu có thì phải chứa từ khóa mở rộng

Nếu bài viết có heading mà các heading đó không chứa từ khóa hoặc từ khóa mở rộng thì bạn đã làm sai rồi nhé,

Làm thế nào để kiểm tra bài viết có heading hay không? Hoặc heading hiện tại có đúng hay không?

Tôi sẽ hướng dẫn bạn cài công cụ kiểm tra ngay bây giờ!

Thực hành cài công cụ kiểm tra Heading

Vào google gõ từ khóa “Web developer chrome” sau đó cài tiện ích này vào thanh công cụ

Sau khi đã cài đặt thành công, bạn lựa chọn biểu tượng của web developer ở góc phải màn hình và tích chọn “Show Element Tag Names”

Tiếp theo, bạn vào trang web bất kỳ mà mình muốn kiểm tra sau đó lựa chọn “Outline Headings”

Kết quả trả về sẽ cho bạn biết trong trang web bạn đang xem đâu là H1, H2,…. Từ đó bạn có thể đánh giá được trang web của mình cũng như của đối thủ để chỉnh sửa và kết luận

Nếu Heading lỗi thì cần sửa như thế nào?

Đầu tiên ta cần xác định lỗi Heading là do vị trí nào gây ra

+ Lỗi do lập trình (Vị trí cố định: Menu, Footer, Menu trái, menu phải…) thì ta cần sửa lại lập trình

+ Nếu lỗi trong nội dung bài viết thì ta tự sửa được trong Admin của trang web đó.

2.6.  Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh cũng cần tối ưu bởi người dùng có xu hướng tìm kiếm hình ảnh rất nhiều

Vậy tối ưu hình ảnh ta cần làm những gì?

+ Tên ảnh cần phải chứa từ khóa cần SEO

Bạn cần đổi tên ảnh sao cho tên ảnh đó phải chứa từ khóa trước khi đăng lên trang web của mình

Ví dụ tên ảnh cho website dịch vụ thiết kế khách sạn có thể là: mau-khach-san-3sao.jpg

+ Thêm thuộc tính Alt và title ảnh, 2 thuộc tính này cần chứa từ khóa cần SEO

+ Xung quanh hình ảnh cần chứa chữ có từ khóa ( Nên cho H3 là mô tả chứa từ khóa dưới mỗi bức ảnh)

+ Kích thước ảnh không được quá lớn (chiều ngang khoảng từ 500 – 700 px)

Từ những nội dung tôi chia sẻ ở trên, bạn có thể theo dõi và tự mình chỉnh sửa những bài viết chưa tối ưu trong website của mình nhé.

Ở phần cuối của clip trên (1:37:44) tôi đã có phần demo rất chi tiết để tổng hợp và biên tập một bài viết với đầy đủ các bước đã đề cập trong bài hôm nay, bạn hãy xem và thực hành ngay nhé.

Nếu bạn quan tâm tới khóa học SEO chuyên sâu của tôi để liên tục cập nhật những kiến thức mới nhất, hãy nhanh tay đăng ký tại website duan100.vn

Nếu bạn cần sự giúp đỡ, hãy liên hệ với tôi qua:

Facebook cá nhân Nguyễn Hữu Lam

Zalo: 0982.033.031

YouTube: Nguyễn Hữu Lam

Các khóa học của tôi tại duan100.vn

Tôi luôn ở đây và sẵn sàng chia sẻ kiến thức với bạn.

Chúc bạn thành công!

—————————————————————————————–

Người chia sẻ:

Th.S Nguyễn Hữu Lam

CEO Hpsoft.vn